Trong vài tháng đầu tiên, việc chăm trẻ diễn ra khá đơn giản vì trẻ chủ yếu là bú sữa. Nhưng bước sang tháng thứ 4 với nhiều chuyển biến nhất định về cân nặng. Đây cũng là thời kì bé tập lẫy, cần cung cấp nhiều năng lượng hơn cho sự phát triển của cơ thể. Vì vậy, mà một số bà mẹ bắt đầu để trẻ làm quen với chế độ ăn dặm. Tuy nhiên, cho trẻ ăn dặm đúng cách lại là bí quyết mà các mẹ cần ghi nhớ! |
Một số bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Mẹ có thể nhận biết điều này khi vào ban đêm nhận thấy bé quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn . Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi .Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi. Vậy làm thế nào để giúp bé phân biệt được ngày và đêm? Mẹ hãy cùng Blogcuabe.com tham khảo bài viết này nhé!
Dưới đây là cách để các mẹ dạy bé con của mình ngủ ngoan vào ban đêm:
1. Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?
2. Tập thói quen ngủ ngoan cho bé
Ngay từ sáu tuần tuổi, bé đã có thể học cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, có vài cách rất hiệu quả để giúp bé ngủ ngon
Tạo không gian ngủ phù hợp, thoải mái cho bé.
Nguyên tắc vàng khi tập thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ đó là mẹ cần có một không gian lý tưởng, hoặc là thật yên tĩnh hoặc là có âm thanh du dương và ánh sáng dịu nhẹ. Bé sẽ tự làm dịu và ngủ thiếp đi lúc nào không biết mà không cần đến sự tác động nhiều của mẹ. Trẻ sẽ bắt đầu giấc ngủ một cách ít căng thẳng nhất cũng như dễ dàng quay lại giấc ngủ sau mỗi lần thức dậy để ăn đêm. Như vậy, ba mẹ cũng sẽ có một giấc ngủ ngon cùng bé.
Cách giúp trẻ nhận thức được đã đến giờ đi ngủ bao gồm việc làm vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, mát xa, cho bé uống sữa và hát ru hoặc đọc truyện cho trẻ nghe. Các hoạt động đó sẽ được lặp lại mỗi tối và sẽ thành thói quen, mẹ chỉ việc đặt bé lên giường, vỗ về bé là bé ngủ ngay.
Ngoài ra, mẹ cần tắt đèn hoặc để đèn ngủ để cho trẻ nhận thức rằng đây là ban đêm, tránh để đèn sáng, khi đó trẻ sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Nếu trời nóng, mẹ có thể bật quạt phe phẩy hoặc để điều hòa ở nhiệt độ 27-28 độ C. Giường cũi cần an toàn và thân thiện đối với trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, nên dùng túi ngủ cho bé thay vì dùng những chiếc chăn quấn hờ. Nếu trẻ nằm giường thì cần bố trí thanh chắn an toàn để trẻ không ngã khỏi giường.
Cho bé ngủ chung giường với mẹ
Bé ngủ chung với bố mẹ có rất nhiều ưu điểm, nó không chỉ giúp gắn kết thêm tình yêu thương giữa mẹ và bé mà còn tạo ra những liên kết vật lý vô hình giữa hai mẹ con. Với các mẹ cho con bú thì việc ngủ chung giường sẽ rất tiện mỗi khi mẹ cho bé ăn đêm. Nhiều mẹ thấy rằng nếu ngủ cạnh con mẹ có thể nhanh chóng vỗ về, dỗ dành để trẻ ngủ tiếp mỗi khi con tỉnh giấc. Đối với các trẻ nhút nhát hay sống nội tâm, việc tăng cường sự thân mật bằng cách ngủ chung với con là rất tốt.
Ngoài ra, bé ngủ chung với bố mẹ bé sẽ cảm thấy an toàn hơn, giúp bé đỡ giựt mình khi ngủ.
Bố mẹ nên cho bé ngủ trong nôi hoặc là trên giường riêng nhưng được đặt ngay cạnh giường của bố mẹ là an toàn nhất. Và bạn cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
Nhận biết dấu hiệu khi trẻ buồn ngủ
Trong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ. quấy khóc.
Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Bạn đừng lo, bạn sẽ mau chóng có giác quan thứ sáu nhận ra con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy bé buồn ngủ thì nên đặt bé vào nôi hay giường
Dạy trẻ phân biệt ngày và đêm
Ban ngày, khi bé còn thức:
Ban đêm:
Dạy bé tự ngủ
Khi bé đã được sáu đến tám tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé tự ngủ. Bạn nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách bạn dỗ bé ngủ trong tám tuần đầu sau sinh rất quan trọng. Nếu bạn cho bé nằm võng hay nằm nôi lắc, đu đưa bé, bế rung bé khi trong tám tuần đầu thì bé sẽ quen và bé sẽ không thể ngủ nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy.
Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa bé, không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh. Bạn sẽ thiết lập một “thủ tục” trước khi ngủ cho bé như hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu… nhưng cần nhớ rằng bạn sẽ phải làm “thủ tục” này mỗi đêm nên bạn cần chọn “thủ tục” nào vừa thích hợp với bé vừa “khả thi” đối với bạn. Bạn có thể bế bé đến khi bé thiu thiu ngủ rồi đặt bé xuống chứ không nên để bé ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và bé sẽ thức dậy ngay khi bạn đặt bé xuống giường.
Tập bé bỏ thói quen đòi bế khi ngủ
Cho con bú no
Buổi tối, cứ đến một giờ cố định (khoảng 8 – 9 giờ đêm), mẹ hãy cho con bú no, thay quần áo, thay bỉm, vệ sinh cho bé và đặt con vào chỗ ngủ quen thuộc. Việc lặp đi lặp lại những hoạt động này sẽ giúp điều chỉnh được đồng hồ sinh lý của cơ thể bé. Mẹ hãy cho con bú lâu hơn một chút để bé bú no. Vì cũng như người lớn, căng da bụng trùng da mắt, khi ăn no bé sẽ dễ buồn ngủ hơn.
[/tintuc]
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ không những tốt cho bé mà còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho cả mẹ. Vậy những lợi ích đó là gì?
Bạn nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất từ sáu tháng đến một năm hoặc lâu hơn nếu cả bạn và bé đều muốn.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé vì những lý do sau:
Nuôi con bằng sữa mẹ tốt cho người mẹ vì những lý do sau:
Giữ bé đối mặt với bạn, đầu ngang với núm vú của bạn. Sau đó, bạn có thể dùng ngón tay của mình để nâng hay điều chỉnh nhẹ nhàng cho núm vú vào miệng bé. Khi thấy miệng bé đã mở rộng, bạn hãy cho mặt bé áp sát vào ngực, cằm chạm trước, làm sao để môi dưới và lưỡi của bé tiếp xúc với vú mẹ trước tiên. Khi bé đã ngậm được đầu vú, hãy giữ bé ở tư thế chắc chắn, ổn định sát vào ngực mẹ.
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé đang đói là mút ngón tay, di chuyển tay chân liên tục, dúi đầu vào ngực người bế. Dấu hiệu cuối cùng là quấy khóc khi bé muốn bú sữa mẹ. Khi đã no, bé sẽ có một vài cử chỉ để bạn biết như mím môi, quay đầu sang hướng khác, nhè núm vú hoặc thiu thiu ngủ, bú chậm lại hoặc ngừng hẳn.
Hãy để bé tự đặt lịch trình của riêng mình. Trong những tuần đầu tiên của cuộc đời, hầu hết trẻ sơ sinh bú ít nhất 8-12 lần trong 24 giờ, hoặc sau 2-3 giờ (tính từ thời điểm bắt đầu cho đến khi bắt đầu bú lần tiếp theo). Nhiều trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong 10-15 phút cho một bên vú. Thậm chí, thời gian bú có thể dao động từ 60-120 phút một lần bú. Một số bé đòi bú cả hai bên ngay từ những ngày đầu, một số khác chỉ có nhu cầu bú mỗi lần một bên. Trong lần tiếp theo hãy cho bé bú bên còn lại, để đảm bảo cả hai bầu vú đều được kích thích và được bú cạn thường xuyên.
Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn đáp ứng các mục tiêu dinh dưỡng cần thiết khi cho con bú:
Uống caffeine với lượng vừa phải (200mg mỗi ngày) có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến em bé của bạn. Tuy nhiên trẻ sơ sinh thường dễ bị nhạy cảm với caffeine, vì vậy bạn nên hạn chế lượng tiêu thụ.
Khi mẹ uống rượu, 1 lượng nhỏ sẽ qua sữa mẹ. Nếu một lượng lớn rượu có trong sữa mẹ sẽ làm con bị chậm tăng trưởng, tăng cân bất thường, bị ngủ sâu...Trung bình sẽ mất khoảng 2 tiếng để 1 đơn vị rượu được thải hoàn toàn ra ngoài, vì vậy, nếu mẹ có "lỡ" uống 1 lượng rượu như vậy thì hãy đợi hơn 2 tiếng mới cho con bú.
Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe trẻ sơ sinh. Nó làm tăng nguy cơ dị ứng, hen suyễn và các bệnh SIDS. Hút thuốc còn làm giảm nguồn sữa của bạn và khiến em bé khó tăng cân hơn. Tốt nhất không nên hút thuốc bên cạnh bé.
Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp, chẳng hạn như cocaine, heroin và methamphetamine có thể gây hại cho bé nếu bạn sử dụng chúng trong khi cho con bú.
[/tintuc]
[tintuc]
Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon thường đơn giản và an toàn. Đó là những điều đúc rút kinh nghiệm từ xưa. Nó có hiệu quả nhất định đối với các em bé. Mời mẹ cùng tham khảo các mẹo dân gian này nhé.
Nhiều phụ nữ hiện đại cho rằng những mẹo là một cái gì đó rất cổ hủ và lạc hậu. Nhưng thực tế, qua thời gian dài ông bà đã đúc rút được những kinh nghiệm và truyền lại cho con cháu.
1.Tuân thủ theo đúng giờ sinh học của con.
Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thì trung bình 1 ngày ngủ khoảng 18-20 giờ. Do đó trẻ cứ dạy chơi rồi ngủ mỗi giấc khoảng 2-3 tiếng kể cả ngày và đêm.
2.Tắt đèn trước khi đi ngủ.
Với trẻ mới sinh thì thường ngủ khá nhiều. Lúc này, bé vẫn chưa phân biệt được ngày và đêm. Nhưng khi bé lớn hơn. Mẹ hãy giúp con phân biệt được ngày và đêm bằng cách tắt đèn trước khi đi ngủ để báo hiệu cho con là trời đã tối. Việc làm này sẽ hình thành thói quen đi ngủ cho bé, giúp bé ngủ ngon.
3.Không để trẻ buồn ngủ quá.
Một trong những lí do khiến trẻ khó ngủ là do bé bị quá giấc. Chắc hẳn, với ai đã làm mẹ thì đều được các bà nhắc nhở về việc khi thấy con buồn ngủ, có các dấu hiệu như ngáp, bắt đầu cáu gắt là nên cho con đi ngủ ngay.
Đó chính là mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mà ông bà đã biết. Nhưng mọi người chỉ hiểu đơn giản là bé buồn ngủ thì phải cho đi ngủ ngay mà không biết nếu không cho trẻ sơ sinh ngủ thì bé sẽ rất mệt mỏi và càng quấy khóc nhiều. Dẫn đến bé ngủ không ngon giấc.
4.Thay tã trước khi cho bé sơ sinh đi ngủ.
Sau khi bú cữ cuối trước khi đi ngủ mẹ nên thay tã cho bé. Tã bỉm ướt sẽ khiến bé khó chịu. Hơn nữa đêm bé vẫn đi tiểu bình thường. Nếu mẹ không thay bỉm sẽ bị ẩm ướt. Bé có những giấc ngủ ngắn, ngủ mơ. Nên bé càng dễ tỉnh ngủ vì lý do này.
5.Không chơi đùa cùng bé trước giờ đi ngủ.
Ba mẹ hạn chế việc cho bé vui đùa quá nhiều trước giờ đi ngủ. Vì như thế bé sẽ phấn kích, không muốn ngủ nữa. Đến khi bé quá giấc thì lại khó ngủ, lặp lại việc quấy khóc. Có thể bé đã ngủ nhưng khi vào giấc bé rất hay bị giật mình. Bé rất dễ bị tỉnh giấc lúc nửa đêm.
6.Điều chỉnh cữ bú cho bé.
Với những mẹ cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn thường là không quan tâm nhiều đến mẹo dân gian giúp bé sơ sinh ngủ ngon này. Vì hầu như bé được bú ngay khi có dấu hiệu đói, nên bé ít khi bị cáu gắt trong đêm.
Nhưng với bé bú sữa công thức thì mẹ nên đặc biệt lưu ý. Mẹ nên tập luyện cho bé ngủ xuyên đêm bằng cách bỏ bữa cữ sữa buổi đêm. Sau 6 tháng là bé có thể ngủ xuyên đêm mà mẹ không cần lo con đói .
Một số mẹo dân gian nghiêng về quan niệm giúp bé ngủ ngon dù chưa được kiểm chứng nhưng mẹ hãy thử xem sao nhé. Cũng rất nhiều mẹ đã áp dụng.
7.Chọn người mát tay bế bé từ bệnh viện về nhà.
8.Treo tỏi trên đầu giường giúp bé sơ sinh ngủ ngon.
9.Để cành dâu tằm giúp bé ngủ ngon.
10.Xông phòng với những bé khóc dạ đề.
Với bé khóc không rõ nguyên nhân thì mẹ có thể dùng một quả bồ kết để đốt. Vừa làm thơm phòng vừa là mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon.
[/tintuc]